SOCK: Đến chuyên gia còn bị nhầm Beats Fake thành Real

admin 2 tuần trước 1 lượt xem

Khả năng làm đồ nhái của Trung Quốc tốt đến mức đánh lừa được cả các kỹ sư có chuyên môn, dẫn đến một câu chuyện đáng buồn nhưng hoàn toàn… sai lệch về Beats Solo HD

phan-biet-beats-solo-hd-fake-real-4

Trong tuần trước, một kỹ sư âm thanh có tên Avery Louie đã gây “sốt” cho cộng đồng mạng khi phát hiện ra rằng giá trị thực của Beats Solo HD chưa đến 20 USD, tức là chưa đến 1/10 giá bán của sản phẩm. Theo Louie, Beats đã cố tình nâng giá trị thực cho Solo bằng cách thêm vào 4 miếng kim loại có chứa 40% tổng trọng lượng của sản phẩm để tạo ra cảm giác chắc chắn.

Trong khi kết luận của Louie có vẻ là hoàn toàn chính xác với chiếc tai nghe Beats Solo HD mà anh đã mổ xẻ, một thông tin mới xuất hiện lại cho rằng cặp tai nghe bị bóc tách nói trên không phải là sản phẩm chính hiệu của Beats.

phan-biet-beats-solo-hd-fake-real-2Driver của chiếc Beats Solo HD bị “mổ” không sáng bóng như hàng thật

phan-biet-beats-solo-hd-fake-real-1Driver Beats Solo HD hàng hiệu được bọc titan

Cụ thể hơn, bên trong tai nghe Beats Solo HD mà Louie đã tiến hành tháo rời, mỗi củ tai chỉ chứa duy nhất 1 driver (loa). Song, chiếc Solo HD chính hiệu lại có tới 2 driver cho mỗi bên tai. Một người dùng của diễn đàn Reddit thậm chí đã mổ xẻ cả 1 chiếc Beats ‘fake’ lẫn hàng chính hiệu để tìm ra sự khác biệt. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh dưới đây, bố cục mạch điện của Beats chính hiệu và hàng nhái khác nhau rất nhiều.

phan-biet-beats-solo-hd-fake-real-3Hàng Real (bên trái) và hàng Fake (phải)

Ngoài ra, người dùng Reddit nói trên cũng đã chỉ ra công dụng của 4 thanh kim loại được đặt trong chiếc Beats chính hiệu: “Chúng không phải chỉ là để thêm trọng lượng; chúng có vai trò tính năng và cấu trúc: làm mấu nối và cung cấp khả năng mở rộng tai nghe“.

Vì sao một kỹ sư sản phẩm lại có thể nhầm giữa hàng rởm và hàng thật?

Dĩ nhiên, vụ việc này lại làm dấy lên một lo ngại khác. Trong bài viết mô tả lại thử nghiệm của mình, Avery Louie cho biết chiếc Beats mà anh mua về để tháo rời có giá 200 USD – tức là giá chính hãng. Làm thế nào mà một chuyên viên âm thanh lại có thể bị lừa mua phải hàng nhái? Lúc này, chúng ta cần phải nhắc lại sự thật rằng Louie tiến hành “mổ” chiếc Beats đã mua vì anh ta không biết bên trong hộp là đồ thật hay đồ giả.

Nếu để ý quan sát kỹ, bạn có thể thấy chiếc Beats nhái có màu sắc hơi nhợt nhạt so với hàng thật, song chỉ riêng sự khác biệt về màu sắc là không đủ cho một người chưa từng mua đồ Beats có thể phân biệt được. Đó là còn chưa kể các nhà sản xuất đồ rởm đến từ Trung Quốc đã trở nên lão luyện tới mức bạn gần như không thể phân biệt được hộp đựng Beats Real và Beats Fake. Dưới đây là một vài mình ảnh phân biệt tai nghe Beats Solo 2 chính hãng và Fake:

phan-biet-beats-solo-2-real-fake-1Thử lấy bức ảnh phía trên của Beats Solo 2 làm ví dụ. Đóng gói ngoài hộp của hàng Fake tinh tế như hàng Real.

phan-biet-beats-solo-2-real-fake-18Các dấu hiệu của sản phẩm thật cũng là rất khó nhận biết với những người thiếu kinh nghiệm, ví dụ như màu sắc của phần serial được in lên sản phẩm. Minh chứng dễ thấy nhất cho tình trạng Beats “rởm” tràn lan là 2 bức hình dưới đây. Gần như chắc chắn, người bình thường sẽ không biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng fake

phan-biet-beats-solo-2-real-fake-11Nếu như bạn mua một chiếc Beats Solo HD với giá vài trăm nghìn đồng, bạn biết chắc chắn rằng chiếc tai nghe này sẽ là đồ rởm. Song, vụ việc của Avery Louie lại cho thấy rằng ngay cả các kỹ sư có trình độ chuyên môn cũng sẽ bị lừa mất hàng trăm đô la để mua hàng nhái.

Cảnh báo cuối cùng về tình trạng hàng Beats TRAY (không hộp) giá rẻ. Nếu bạn là người lần đầu tiên cầm trên tay sản phẩm Beats thì cũng nhầm hàng như vị chuyên gia trên. Chúc quý khách là người tiêu dùng thông minh, để phân biệt dzanh giới giữa hàng Real và Fake chứ không còn mập mờ như hiện tại.

lượt thích